Cập nhật vào 04/11
Chi phí thiết kế văn phòng bao nhiêu là đủ? Có những loại chi phí nào và làm thế nào để tối ưu chi phí? Đây luôn là những câu hỏi được đặt ra khi một doanh nghiệp cần xây dựng văn phòng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là tổng hợp 6 loại chi phí hoàn thiện văn phòng các doanh nghiệp cần lưu ý.
1. Chi phí xây dựng phần thô
Khi xây dựng văn phòng, chi phí cho phần xây thô là một khoản chiếm phần lớn trong tổng chi phí thiết kế một văn phòng làm việc. Phần xây thô sẽ bao gồm:
- Chi phí vật tư thô
- Chi phí nhân công xây dựng phần thô
Hiện nay có rất nhiều đơn giá xây dựng trên thị trường, trung bình dao động trong khoảng chừng từ 3.000.000 – 4.000.000đ/m2 cho phần xây thô và có thể cao hơn nếu doanh nghiệp lựa chọn các dịch vụ nâng cao. Tuy vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm được khoản chi phí này bằng cách sử dụng các dịch vụ thiết kế và xây dựng trọn gói.

2. Chi phí thiết kế kiến trúc và các hệ thống điện, nước, mạng
Tuỳ theo từng đơn vị thiết kế, chất lượng bản vẽ và nhu cầu của doanh nghiệp mà chi phí thiết kế văn phòng sẽ dao động trên dưới 200.000đ/m2.
Các loại chi phí thiết kế sẽ bao gồm:
- Chi phí thiết kế kiến trúc, kết cấu công trình
- Chi phí thiết kế hệ thống điện và đèn chiếu sáng
- Chi phí thiết kế hệ thống cấp thoát nước
- Chi phí thiết kế hệ thống mạng/cáp quang…
Thông thường, các đơn vị thiết kế sẽ gợi ý cho doanh nghiệp tham khảo các thiết bị, vật liệu sử dụng phù hợp cho loại hình văn phòng, bản vẽ thiết kế và chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Ví dụ, khi thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng, các loại đèn LED âm trần luôn là lựa chọn hàng đầu được đề xuất. Quy mô văn phòng nhỏ và trung bình thường sẽ sử dụng loại đèn led có công suất 9 – 12w. Do vậy, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý giá đèn led âm trần 9w và giá đèn led âm trần 12w để có thể tính toán và cân đối chi phí sao cho hiệu quả.

3. Chi phí nội thất văn phòng
Các văn phòng nhỏ đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và cụ thể về đồ nội thất để đảm bảo sắp xếp hợp lý, tạo sự thoải mái nhưng vẫn phải đầy đủ và tiện nghi. Tham khảo chi phí cho đồ nội thất của một văn phòng 80 – 100 m2:
- Chi phí tủ đựng tài liệu: 10.000.000 – 20.000.000đ.
- Chi phí bàn ghế làm việc, bàn ghế phòng họp: 50.000.000 – 70.000.000đ
- Chi phí vách ngăn giữa các phòng ban, bộ phận: 10.000.000 – 15.000.000đ
Tuỳ thuộc vào kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, chất liệu, kích thước, số lượng của các loại đồ nội thất doanh nghiệp lựa chọn mà chi phí phải bỏ ra sẽ không cố định. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thiết kế văn phòng theo kiểu tối giản, không cần quá nhiều đồ trang trí và lựa chọn các vật liệu giá thành phù hợp.

4. Chi phí trang trí
Tham khảo chi phí trang trí văn phòng 80 – 100m2 bao gồm chi phí cho các đồ dùng và hoạt động như sau:
- Gạch lát sàn và sơn tường: 30.000.000 – 50.000.000đ
- Cửa sổ và rèm cửa: 10.000.000 – 20.000.000đ
- Đèn và tranh trang trí: 10.000.000đ
- Logo công ty: 3.000.000 – 5.000.000đ
Chi phí trang trí cũng là một khoản không hề nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn tối giản hoá phong cách của công ty để giảm bớt các vật dụng trang trí và lựa chọn các chất liệu giá vừa phải để tiết kiệm ngân sách hơn.

5. Chi phí thuê đơn vị thiết kế, thi công, giám sát
Đây là loại chi phí vô cùng quan trọng do doanh nghiệp cần phải đảm bảo việc thi công, lắp đặt các chi tiết đúng theo thiết kế ban đầu, tối ưu hoá không gian và không phát sinh những chi phí không cần thiết. Chi phí này có thể dao động từ 7.000.000 – 25.000.000đ/tháng tuỳ theo số buổi giám sát và thời gian giám sát.
Thông thường các dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói thì đơn vị thiết kế sẽ thực hiện việc giám sát này. Do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoản chi phí này bằng cách sử dụng các dịch vụ xây dựng trọn gói.

Tóm lại, với các chi phí kể trên, có thể tạm tính chi phí thiết kế và hoàn thiện một văn phòng cỡ trung bình 80 – 100m2 sẽ tốn khoảng 400 – 650 triệu đồng.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều muốn văn phòng của mình được thiết kế đẹp, lý tưởng với đầy đủ công năng nhưng vẫn trong khoảng chi phí cho phép, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các loại chi phí thiết kế văn phòng và biết cách tối ưu chi phí hiệu quả nhất.